BỐN KINH
CỦA
PHẬT TỔ
Thích Huyền Vi
MỤC LỤC
Lời đầu
Lược giải Kinh Bát Đại Nhân Giác
Phần đầu
Phần hai
Phần cuối
3
Giảng giải Kinh Bốn Mươi Hai Chương
Giảng giải Kinh Di Giáo
I. Phần Tựa
II. Phần Chánh Tôn
III. Phần Lưu Thông
Đức Phật nói Kinh Nghiệp Báo Sai Khác
Ý nghĩa rộng lớn của Nghiệp
Phàm lệ
Phụ trang
Lời đầu
Bốn Kinh của Phật Tổ thuyết ra cho nhân
loại nói chung, cho hàng bảy chúng (Tỳ
Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Sa
Di, Sa Di Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di) đệ tử
của Phật nói riêng, khai ngộ con đường siêu
4
thoát và thống thiết chỉ bày, phương pháp
thật hành. Những ai muốn trở thành bậc đại
nhơn, muốn trở thành Đại Bồ Tát, cứu độ
chúng sanh, muốn trở thành Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác để độ tận muôn
loài hàm linh. Bước đầu không thể không
đọc học Bốn Kinh nầy mà thành tựu được.
Kinh Bát Đại Nhơn Giác là tập kinh chỉ
tám điều giác ngộ của bậc đại nhơn: nhận rõ
thế cuộc là vô thường, nhơn sinh thống khổ,
muốn giải tỏa sự vô thường và thống khổ,
tâm hồn phải nhận đúng mức cuộc đời, rồi
phát tâm xuất gia học đạo, sống đời an nhiên
tự tại, tự độ độ tha. Ở trong mỗi niệm, mỗi
chánh niệm, dứt tội vô lượng, mau đến giác
ngộ, thành Phật, độ hết chúng sanh.
Kinh Bốn Mươi Hai Chương: Mỗi chương
Phật dạy rất là rõ ràng và thật tế, sống đời
5
sống giữ hạnh thanh tịnh, tâm hồn nhẹ
nhàng cao thượng… Thân, miệng, ý lúc nào
cũng cẩn thận “Ba nghiệp hằng thanh tịnh
đồng Phật về phương Tây.” Tổng quát mà
nói phải hiểu biết sự sai biệt chứng quả Sa
Môn khen ngợi thắng hạnh đầu đà; biết rõ
vô tánh của lành dữ; theo ý phải ngăn ác làm
lành, vui theo công đức, mình và người đều
lợi, so sánh ruộng phước hơn thua không
đồng; biết rõ hai mươi (20) việc khó rồi
chuyển cố gắng tu hành, không có thiện nào
bằng chơn tu thành đạo!
Chỉ rõ sức nhẫn nhục vĩ đại, tâm mỗi người
hằng trong, phải giữ đúng để đến chỗ lời nói
việc làm siêu việt; Phật chỉ dạy chỉ có tâm
thức quán, chỉ cho người dùng bốn đại quán
thân; chỉ rõ những người háo danh, sắc dục
là bịnh nặng của chúng sanh; người học đạo
6
phải xa lìa các chướng ngại; tâm viên ý mã
khó điều phục; chỉ rõ phải xa lìa các dục
vọng; người làm đạo phải giữ đủ giới, định,
huệ, mạng người vô thường, không thể
không biết; dùng Phật nhãn quan sát tất cả
sự vật. Tóm lại, kinh nầy đốn giáo, tiệm giáo
gồm thâu, biết tâm thông gốc, hiểu pháp vô
vi…

tải miễn phí tại đây:

bonkinhphatto-thichhuyenvi

By admin